Giới chuyên môn bóng đá Việt Nam và người hâm mộ bóng đá Malaysia lo lắng chính sách nhập tịch ồ ạt sẽ làm mất đi bản sắc đội tuyển quốc gia nước này.
Tuyển Malaysia bị chỉ trích gay gắt với kế sách nhập tịch
Hơn một năm trở lại đây, đội tuyển Malaysia sử dụng cầu thủ nhập tịch nhiều hơn, dưới thời huấn luyện viên Tan Cheng Hoe. Mới đây, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) công nhận tư cách của tiền vệ Liridon Krasniqi, giúp anh đủ điều kiện khoác áo đội tuyển Malaysia thời gian tới. Đây là cầu thủ nhập tịch thứ 5 trong đội hình của tuyển Malaysia, sau Mahamadou Sumareh, Matthew Davies, Brendan Gan, Corbin-Ong.
Chưa dừng lại ở đó, Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) tiếp tục ráo riết chiêu mộ thêm các gương mặt nhập tịch mới như Dion Cools (Bỉ), Marcel Kalonda (Zambia), Harry Edge (New Zealand), hai anh em Ryan and Declan Lambert (Australia).
Sự có mặt của dàn cầu thủ nhập tịch, được đào tạo và trưởng thành ở môi trường bóng đá châu Âu giúp tuyển Malaysia “thay da đổi thịt” và mạnh lên trông thấy. Có thể nhận thấy điều đó qua việc đoàn quân của HLV Tan Cheng Hoe không còn dễ bị đánh bại kể từ sau AFF Cup 2018. Thế nhưng, chuyện gì cũng có hai mặt của nó. Chính sách nhập tịch ồ ạt thời gian gần đây của đội tuyển Malaysia khiến giới chuyên môn nhận định bóng đá và cổ động viên lo sợ rằng đội tuyển quốc gia nước này sẽ đánh mất đi bản sắc của mình.
Tờ The Star vừa đăng bài viết với tiêu đề “Hãy để đội tuyển Malaysia là của người Malaysia”. Trong bài viết, cây bút Taharumalengam Avineshwaran cho rằng, tuyển Malaysia có thể đi vào “vết xe đổ” của Singapore trước đây. Đảo quốc sư tử, với nhiều cầu thủ nhập tịch, từng là một thế lực của Đông Nam Á cuối thập niên 2000, với 2 lần liên tiếp đăng quang AFF Cup vào năm 2004 và 2007.
Tuy nhiên, sau những thành công ban đầu, bóng đá Singapore không phát triển thêm, mà lại dần thoái trào. Trong khoảng 10 năm gần đây, họ thường xuyên không qua nổi vòng bảng AFF Cup lẫn SEA Games.
The Star cho rằng, việc ham sử dụng cầu thủ nhập tịch khiến bóng đá Malaysia bỏ quên những tài năng bản địa xuất chúng. “Mọi người dường như quên cầu thủ bản địa của chúng ta cũng rất giỏi. Nor Azam Azih có khả năng điều phối, sáng tạo còn Shahrul Saad thường chơi tốt nơi hàng phòng ngự đồng thời nhận sự tôn trọng của các đội tuyển trong khu vực Đông Nam Á. Safawi Rashid lại sở hữu cái chân trái luôn khiến nhiều người sợ hãi”, tác giả bài báo viết.
The Star cũng không quên đặt nghi vấn với cách dùng quân của HLV Tan Cheng Hoe khi cho rằng ông không biết sử dụng hiệu quả các cầu thủ bản địa, đồng thời nhấn mạnh “một chút bổ sung từ cầu thủ nhập tịch là tốt, nhưng đừng để đội tuyển Malaysia thành đội bóng 100% ngoại binh trong tương lai!”.
Malaysia nhập tịch ồ ạt vì muốn đánh bại đội tuyển Việt Nam
Khoảng hơn một năm trở lại đây, dưới thời huấn luyện viên Tan Cheng Hoe, đội tuyển Malaysia sử dụng cầu thủ nhập tịch ngày một nhiều.
Cầu thủ nhập tịch giúp đội tuyển Malaysia mạnh hơn. Dễ nhận thấy từ sau AFF Cup 2018, đội bóng này đã thay đổi nhiều và không còn dễ bị đánh bại.
Dẫu vậy, việc ham sử dụng cầu thủ nhập tịch làm cho cơ hội của nội binh ít đi khiến tuyển Malaysia hay Liên đoàn bóng đá nước này bị phản đối và chỉ trích.
Nhiều cầu thủ nội của Malaysia phản ứng, bày tỏ sự phản đối chính sách nhập tịch khi cơ hội thi đấu cho tuyển quốc gia hẹp lại.
Tuy nhiên, huấn luyện trưởng Tan Cheng Hoe và Liên đoàn bóng đá Malaysia dường như bỏ ngoài tai những chỉ trích vì mục tiêu cụ thể trước mắt.
Tuyển Malaysia vừa mới nhập tịch thành công tiền vệ Liridon Krasnniqi gốc Kosovo. Cầu thủ này có thể hình vượt trội, thiên về sức mạnh và là con bài chiến thuật ở tuyến giữa.
Huấn luyện viên Tan Cheng Hoe thẳng thắn: “Trong bóng đá, thể lực và thể hình vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ rằng cần tìm kiếm cầu thủ trên nhiều góc độ khác nhau để mang lại lợi ích tối đa cho đội bóng.”
Tại Đông Nam Á, tuyển Malaysia không phải đội bóng duy nhất hướng tới nhập tịch cầu thủ để gia tăng sức mạnh. Indonesia, Singapore và Philippines đều đã sử dụng phương án này. Việt Nam, Thái Lan là hai đội tuyển hiếm hoi gần như không sử dụng cầu thủ nhập tịch ở thời điểm này.
So với cầu thủ nội, những nhân tố nhập tịch đều vượt trội hơn về thể lực, thể hình, chuyên môn nên hầu hết đều được đá chính. Nhiều khả năng có tới 7 cầu thủ nhập tịch trong đội hình của tuyển Malaysia ở trận đấu với Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022 vào tháng 10 tới.
Tuyển Malaysia hiện đang có kết quả bóng đá đứng thứ hai bảng G tại vòng loại World Cup 2022, kém Việt Nam 2 điểm, xếp trên hai đối thủ mạnh Thái Lan và UAE và có nhiều cơ hội giành vé đi tiếp.