Bóng đá Việt Nam đưa ra phương án mới để V-League quay trở lại

Giải bóng đá Việt Nam, V-League 2020 dự kiến sẽ chỉ trở lại vào cuối tháng 5 này sau khi được sự cho phép của các cơ quan chức năng.

Bóng đá Việt Nam đưa ra phương án mới để V-League quay trở lại

Hồi giữa tháng Tư, BTC Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã ra thông báo về việc hoãn lich thi dau các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia tới ngày 15-5. Bóng đá Việt Nam sau đó sẽ trở lại bằng các trận đấu tại cúp Quốc gia 2020. V-League trong khi đó có thể bắt đầu vòng bốn vào ngày 23-5.

Tuy nhiên, cũng phải sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg hôm 25-4, một số đội bóng như CLB Hà Nội, Quảng Ninh hay TP Hồ Chí Minh mới rậm rịch tập trung trở lại. Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, hôm qua các đội bóng đã bắt đầu lên lịch tập luyện. HLV trưởng CLB Than Quảng Ninh, ông Phan Thanh Hùng cho biết, đội đã có buổi tập đầu tiên sáng qua.

“Chúng tôi không dám cho cầu thủ tập nặng ngay, vì tính ra đội đã phải nghỉ khoảng 50 ngày. Thời gian vừa qua CLB cho các cầu thủ về nhà, việc tập luyện buộc phải dựa vào tính tự giác của họ. Nhưng dù có tập như thế nào thì ở nhà cũng không đảm bảo điều kiện, chưa kể lại vướng quy định cách ly nên việc tập luyện chắc chắn rất khó khăn”.

Theo HLV Phan Thanh Hùng, các CLB sẽ phải cố gắng để giúp cầu thủ lấy lại phong độ, cảm giác bóng để kịp thời gian V-League trở lại vào cuối tháng Năm này như dự kiến. Đề cập tới kế hoạch đổi thể thức thi đấu V-League do dịch Covid-19, HLV Phan Thanh Hùng cho biết: “BTC cũng có cái khó bởi quỹ thời gian từ nay tới cuối năm không còn dài. Cuối năm đội tuyển Việt Nam còn hai giải đấu lớn là Vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup 2020. Tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay, BTC nên chủ động đưa ra một số phương án để các đội cùng bàn bạc, tính toán. Phương án nào nhận được sự ủng hộ cao nhất thì chọn. Chứ nếu giờ cứ hỏi các CLB thì mỗi nơi sẽ chọn một cách, tranh cãi như vừa qua sẽ không đá nổi”.

Xin được nhắc lại, hồi tháng Ba, BTC VPF đã đưa ra kế hoạch để V-League đá tập trung trên một số sân bóng miền bắc. Tuy nhiên, kế hoạch này không nhận được sự ủng hộ của một số đội bóng miền Nam. Được biết trong thời gian qua, VPF đã có các cuộc làm việc với LĐBĐVN (VFF) và Tổng cục TDTT để lên các phương án khác nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của giải đấu, an toàn phòng, chống dịch. Một phương án có khả năng được đưa ra là V-League sẽ đá vòng tròn một lượt. Sau đó dựa theo kết quả, tám đội phía trên sẽ tiếp tục đá vòng tròn play-off tranh cúp vô địch, Á quân và hạng ba. Sáu đội nhóm dưới có thể đá vòng tròn xác định xuất xuống hạng và tranh play-off với đội thứ hai ở giải hạng Nhất.

Phương án thứ hai được đặt ra khi V-League không thể khởi tranh trong tháng 5 do chưa được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng. Khi đó, giải có thể chỉ thi đấu một lượt nhằm đảm bảo thời gian để đội tuyển Việt Nam tham dự Vòng loại thứ hai World Cup 2022 và AFF Cup 2020. Trường hợp xấu nhất, giải sẽ huỷ nếu chưa thể diễn ra trước tháng Tám.

Về kế hoạch đảm bảo an toàn phòng dịch, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF Trần Anh Tú cho biết: “BTC các trận đấu sẽ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như đã áp dụng ở ba vòng đấu đầu tiên của V-League như đo nhiệt độ, thực hiện phun sát khuẩn… Chúng tôi cũng đang xem xét khả năng có thể thực hiện “test” kiểm tra. Tuy nhiên việc này cần có sự cho phép, phối hợp từ cơ quan chức năng”. Theo ông Trần Anh Tú, để thay đổi thể thức thi đấu V-League, VPF sẽ phải thông qua ý kiến BCH VFF.

VFF đưa ra tiêu chí lựa chọn chức vụ giám đốc kĩ thuật

Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh chia sẻ với bongdaso cho biết ưu tiên hàng đầu cho vị trí giám đốc kỹ thuật VFF là đào tạo và phát triển bóng đá trẻ. VFF bắt đầu tìm người thay thế ông Jurgen Gede sau 4 năm làm việc cùng, từ tháng 6/2016 đến 6/2020.

“Vị trí GĐKT không chỉ là định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các đội tuyển trẻ, mà còn phải tham gia vào công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo bóng đá trẻ của các CLB. Đặc biệt là công tác đào tạo lực lượng HLV bóng đá trẻ”, ông Lê Hoài Anh cho biết.

VFF đặt ra yêu cầu cơ bản là tìm người có kinh nghiệm trong phát triển bóng đá trẻ vừa có trình độ giảng viên HLV bóng đá của FIFA hoặc AFC. Vì vậy, nhiều khả năng người VFF lựa chọn có thể là một HLV hoặc giám đốc kỹ thuật ở khu vực châu Á.

Một GĐKT người Hàn Quốc có thể có sự kết hợp tốt với bộ khung ban huấn luyện của ông Park Hang-seo. Ngôn ngữ, phong cách quản trị cũng là điểm cộng. Tuy nhiên, vấn đề triết lý của GĐKT có phù hợp với lối chơi và cầu thủ Việt Nam hay không mới quan trọng.

Thực tế cho thấy từ quá khứ đến nay, VFF mới có 2 GĐKT và đều là người Đức. Đầu tiên là ông Rainer Wilfeld (2000-2004) và vừa mới đây là ông Jurgen Gede (2016-2020).

Đánh giá khả năng của GĐKT người Đức, ông Hoàng Anh Tuấn nói với Zing: “4 năm là thời gian không ngắn, năng lực ra sao, thế nào thì mọi người đã nhận thấy rồi, tôi không nói thêm. Trên thế giới không có nhiều người gắn bó đủ số năm như ông Gede. Ông ấy làm việc chặt chẽ, cẩn thận và kỷ luật”.

Ông Tuấn miêu tả thêm vai trò của GĐKT: “Đó là người kết hợp với liên đoàn, HLV trưởng đưa ra một định hướng cho mục tiêu của nền bóng đá hoặc của CLB đó. Bên cạnh đó, GĐKT còn xây dựng hệ thống huấn luyện các đội tuyển trẻ như thế nào”.

Những điều này được VFF ghi nhận và đánh giá cao với tinh thần trách nhiệm đối với công việc của ông Gede. Qua đó, ông giúp VFF xây dựng các kế hoạch nâng cao chất lượng cho công tác phát triển bóng đá trẻ, các giải trẻ và các đội tuyển trẻ.

Ông Gede cũng tích cực tham gia hỗ trợ BHL các đội tuyển trẻ từ U16, U19 cho đến U23 Việt Nam thông qua các ý kiến tham mưu, phân tích về chuyên môn, cung cấp các thông tin dữ liệu phục vụ công tác huấn luyện và thi đấu.