Tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại có cách gọi đó? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người với các gọi đặc biệt này. Tháng Chạp là tháng 12 âm lịch, nó còn được biết đến với cái tên “tháng củ mật”. Nếu bạn cũng tò mò vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Thethaovn.net.
1. Tháng Chạp là tháng mấy?
Hiện nay, vẫn không người lớn tuổi ở Việt Nam sử dụng cách gọi tháng đặc biệt như tháng Chạp, tháng Giêng, … Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tháng Chạp là tháng mấy? Theo quan điểm và cách tính dân gian thì tháng Chạp là tháng 12 âm lịch. Nó chỉ tháng cuối cùng trước khi chuyển giao sang một năm mới.
Nhiều người vẫn tin rằng đây là thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi ấy tiết trời se lạnh, không khí cũng dễ chịu hơn những tháng trước. Điều đặc biệt nhất đây chính là lúc mọi người cùng nô nức chuẩn bị cho Tết nguyên đán – tết cổ truyền Việt Nam. Tuy đây là giai đoạn bận rộn nhưng luôn mang lại những phấn khích riêng biệt.
Ngoài ra, có thể nhiều người không biết, tháng 12 âm lịch ngoài cái tên tháng Chạp còn được gọi là tháng Củ mật. Vậy tại sao lại xuất hiện những cái tên này, nguồn gốc từ đâu ra? Cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé.

2. Tại sao lại gọi là tháng Chạp?
Gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất
Trần Lâm Biền – giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa cho biết cách gọi này xuất phát từ tiếng Hán. Tuy chữ “Chạp” là chữ Nôm nhưng nó lại bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Hiện nay Trung Quốc vẫn còn giữ cách gọi tháng này là tháng Lạp Nguyệt. Ý nghĩa của chữ Lạp này được hiểu là hành động tảo mộ.
Theo như phong tục tập quán, trước khi tết đến, người ta sẽ ra thăm mộ tổ tiên. Họ sẽ bắt đầu dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả. Cùng với đó là thông báo mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa tâm linh không nhỏ và vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Nó thể hiện sự hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn và trân trọng những giá trị dân tộc. Nét văn hóa này được cả người Việt và người Trung giữ gìn.
Thứ hai
Chữ “Lạp” vốn được hiểu theo hai nghĩa. Không chỉ là hành động đi tảo mộ mà nó còn có nghĩa chỉ “thịt”. Thời điểm cuối năm cũng là lúc người ta bắt đầu tích trữ lương thực nhiều hơn. Một phần vì lạnh, phần vì muốn chuẩn bị cho năm mới no đủ, sung túc. Khi đó, thịt là nguồn thực phẩm không thể thiếu.
Ở Việt Nam, tết đến xuân về người ta thường hay làm Lạp xưởng để ăn cũng như biếu tặng. Đây là món ăn thú vị và rất được ưa chuộng. Lạp xưởng thực chất cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nó xuất phát từ “Lạp trường”, vốn là món ăn làm từ ruột động vật và dùng để cúng.
3. Vì sao tháng Chạp còn được gọi là tháng Củ mật?
Như đã nói ở trên, tháng 12 âm lịch ngoài cái tên gọi là tháng Chạp ra thì còn được gọi là tháng Củ mật. Vậy tại sao lại xuất hiện cái tên này? Nhiều người liên tưởng đến một loại củ, một loại thực phẩm. Tuy nhiên, Giáo sư Trần Lâm Biền đã lên tiếng giải thích. Củ mật là một từ Hán Việt.
Trong đó, củ có nghĩa là kiểm. Kiểm trong kiểm tra, kiểm soát. Mật là cẩn mật hay còn được hiểu là cẩn trọng. Tháng 12 âm lịch là tháng cuối cùng của năm trước khi nghỉ Tết. Thời điểm này, ai cũng tích cực làm ăn để cố gắng kiếm thêm đồng ra đồng vào cho Tết ấm no. Tuy nhiên, đây cũng là lúc con người mất cảnh giác nhất. Chúng ta dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và lơ là. Điều này vô tình tạo điều kiện cho kẻ xấu có cơ hội trộm cắp.
Vậy nên, người ta hay nói tháng “Củ mật” có nghĩa là nhắc nhở nhau cẩn thận hơn, có ý thức bảo quản tài sản hơn. Ngày nay, nhiều người bắt đầu tự ý biến tấu khái niệm này. Tháng Củ mật không chỉ nhắc đến riêng tháng Chạp mà còn ám chỉ những tháng gặp nhiều tai họa, đen đủi.
Hy vọng những thông tin trên bài hữu ích với người đọc và giúp bạn hiểu rõ hơn tháng Chạp là tháng mấy.